Kiến thức y khoa
TAI BIẾN MỌC RĂNG SỐ 8 HÀM DƯỚI
[ Cập nhật vào ngày (01/11/2017) ]

Quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn ra trong một thời gian dài, có thể gây nhiều tai biến cho người bệnh. Răng số 8 hàm dưới là một răng gây nhiều biến chứng phức tạp và nặng nề, nhất là những trường hợp răng số 8 mọc ngầm trong xương. Răng số 8 có thể bảo tồn hay phải phẫu thuật nhổ bỏ và nếu phải nhổ bỏ thì được áp dụng theo phương pháp phẫu thuật nào cho phù hợp. Chỉ định điều trị kịp thời và chính xác sẽ tránh được những biến chứng và mang lại sức khỏe cho người bệnh.


Quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn ra trong một thời gian dài, có thể gây nhiều tai

biến cho người bệnh. Răng số 8 hàm dưới là một răng gây nhiều biến chứng phức tạp

và nặng nề, nhất là những trường hợp răng số 8 mọc ngầm trong xương. Răng số 8 có

thể  bảo tồn hay phải phẫu thuật nhổ  bỏ  và nếu phải nhổ  bỏ  thì được áp dụng theo

phương pháp phẫu thuật nào cho phù hợp. Chỉ định điều trị kịp thời và chính xác sẽ

tránh được những biến chứng và mang lại sức khỏe cho người bệnh.

I. Nguyên nhân răng số 8 mọc lệch lạc:

- Nguyên nhân tại chỗ: mầm răng không đủ các yếu tố để mọc, nướu phía trên quá dày

làm cản trở quá trình mọc răng, thiếu chỗ để mọc.

- Nguyên nhân toàn thân: do còi suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, thiếu máu, do những

dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt,…

II. Biến chứng do mọc răng số 8:

- Viêm quanh răng: biểu hiện đau vùng răng khôn, há miệng hạn chế, sau vài ngày có

thể dịu hay tạo mủ. Biến chứng này thường lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Biến chứng niêm mạc: tổn thương có thể khu trú ở nướu gây viêm nướu, miệng loét

nhưng có thể lan rộng. - Biến chứng hạch: có thể  gây biến chứng hạch xung huyết bán cấp hay mạn tính,

viêm hạch mủ.

- Biến chứng tại răng số 7: những trường hợp răng số 8 mọc lệch gần và luôn ép vào

mặt xa răng số 7 liên tục, gây tiêu một phần hay toàn bộ xương mặt xa răng số 7 hoặc

gây sâu răng số 7.

- Gây sai lệch khớp cắn, rối loạn, đau vùng khớp thái dương hàm.

III. Chỉ định và chống chỉ định nhổ răng số 8:

- Chỉ định bảo tồn:

+ Răng số 8 mọc thẳng đúng trên cung hàm.

+ Chiều rộng cần thiết từ mặt xa răng số 7 đến bờ trước cành cao xương hàm rộng

khoảng 15 mm.

- Chỉ định nhổ răng số 8:

+ Những răng số 8 mọc lệch gây biến chứng.

+ Những răng số 8 mọc ngầm, lạc chỗ gây biến chứng.

+ Những răng số 8 mọc thẳng nhưng không có răng đối diện, không có chức năng

ăn nhai.

+ Những răng mọc thẳng đúng nhưng dị dạng, răng nhỏ nhọn, gây dắt thức ăn.

IV. Qui trình thực hiện:

- Đánh giá tình trạng răng số 8 qua thăm khám lâm sàng và phim XQuang răng.

- Chuẩn bị bệnh nhân: khai thác kĩ bệnh sử, tiền sử nhất là các bệnh toàn thân mạn tính

như tim mạch, tiểu đường,…Chuẩn bị tốt tư tưởng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật

về vấn đề khó, những vấn đề có thể xảy ra sau phẫu thuật như sưng, đau, há miệng hạn

chế.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, thuốc men, kể cả phương tiện cấp cứu chống

sốc cần thiết…

- Thực hiện phẫu thuật.

- Chăm sóc sau phẫu thuật: trong quá trình phẫu thuật cần theo dõi mạch, huyết áp,

nhịp thở để phát hiện kịp thời hiện tượng bệnh nhân bị choáng và xử trí kịp thời. Dùng Thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề, vitamin từ 5-7 ngày ngậm nước súc miệng ngày 3-4 lần và sau 7 ngày cắt chỉ.




ThS. Bs. Thái Huy Thành- BsNT. Hà Nhật Phương



Các ý kiến của bạn đọc





Tin tức - sự kiện

Video giới thiệu về bệnh viện
 
Tiện ích