I. CHỈ ĐỊNH
Khi thất bại khi không
thể điều trị nội nha thông thường hay thất bai
trong điều trị nội nha
hay không thể thực hiện nội nha lại.
Thường biểu hiện bằng
các dấu hiệu lâm sàng như sưng, đau, lỗ rò ở vùng
quanh chóp hay XQuang
như tổn thương thấu quang vẫn còn hay tiếp tục
tiến triển sau khi đã
điều trị nội nha.
1. Do bất thường về cấu
trúc giải phẫu học: khoảng 10%
Ống tủy bị canxi hóa,
có sạn tủy
Chân răng cong: gấp
khúc nhất là ở 1/3 chóp
Hệ thống ống tủy phức tạp
ở phần chóp
Chân răng chưa đóng
chóp với lỗ chóp gốc mở rộng
Răng bị nội hay ngoại
tiêu ở 1/3 chóp
Chân răng bị gãy ở 1/3
chóp
2. Do những nguyên nhân
ngoại lai
Trám không khít hệ thống
ống tủy theo chiều ngang hay chiều dọc
Trám dư quá chóp, nếu
phần dư là chất trám có thể tiêu theo thời
gian
còn các vật liệu như
cone thì không tiêu được tạo nên kích thích mạn
tính ở vùng quanh chóp
Gãy dụng cụ trong ống tủy
Khoan ống tủy sai đường
hay thủng ống tủy
Tạo điều kiện rút ngắn
thời gian điều trị nội nha: do bệnh nhân không có
thời gia theo đuổi điều
trị nội nha thông thường
3. Do sự hiện diện của
phục hình cố định
Khi chân răng bị tổn
thương có mang phục hình cố định còn tốt không
thể tháo được do nguy cơ tét chân răng hay vì lí
do kinh tế. Có thể phẫu
thuật chóp mà không cần
tháo bỏ.
==> Do đó phẫu thuật
cắt chóp và trám tủy ngược dòng là cần thiết để ngăn
ngừa sự phát triển và
di cư của vi khuẩn từ ống tủy ra mô quanh chóp.
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định toàn
thân
Bệnh nhân: cao tuổi, có
tiền sử tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu
cơ tim,
đang sử dụng thuốc chống
đông, rối loạn đông cầm máu, bệnh nhân có bệnh
tiểu đường, bệnh nhân
đang điều trị xạ trị, ..
Chống chỉ định
vùng
Răng có mối liên hệ chặt
chẽ với các mốc thần kinh như: xoang hàm trên,
hốc mũi, động mạch khẩu
cái, lỗ cằm, kênh răng dưới, vách ngoài xương ổ
răng.
Ngoài ra còn những khó
khăn do vị trí phẫu thuật không thuận lợi như chân
răng cối lớn nằm quá
sâu, bệnh nhân có độ há miệng hạn chế, trương lực cơ
má quá mạnh
Chống chỉ định tại chỗ
Không xác định chính
xác nguyên nhân thất bại của điều trị nội
nha
thông thường
Khi còn có thể điều trị
nội nha thông thường
Có chỉ định nhổ răng
khi xương tiêu quá 1/3 chóp khiến phần chân răng
còn lại yếu
Bệnh nha chu mạn, vệ
sinh răng miệng kém
Nứt chân răng: thường
liên quan với những răng mang chốt chân răng
III. BIẾN CHỨNG
Biến chứng có thể xảy
ra trong và sau khi phẫu thuật cắt chóp
1. Khoan làm tổn thương
các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm
trên, sàn mũi, ống thần
kinh răng dưới
2. Chảy máu lâu cầm do
tổn thương mạch máu
3. Sử dụng vạt bán nguyệt bảo tồn được đường viền
nướu. Tuy nhiên
phương pháp này có nhược
điểm là cố định lỏng lẻo và lộ vùng phẫu thuật.
Hậu quả là không thể
tái sinh xương lấp đầy vị trí cắt chóp
4. Viêm quanh chóp tái
lại sau một thời gian phẫu thuật
IV. TRÌNH TỰ PHẪU THUẬT
Phẫu thuật cắt chóp tuần
tự trải qua các bước
Gây tê
Tạo vạt
Mở xương: Tiếp cận vùng chóp răng theo đường rò
hoặc bộc lộ chóp
bằng cách mở cửa sổ
xương tại vị trí tương ứng
Làm sạch tổn thương: Loại
bỏ các mô bệnh lý
Cắt chóp
Trám ngược: Tạo xoang
trám ngược, cách ly và sát trùng xoang trám
trước kia đưa chất trám
vào xoang
Khâu
V. CHĂM SÓC HẬU PHẪU
Bệnh nhân có thể có những
triệu chứng sau
Đau: thường không nhiều
và có đáp ứng với thuốc giảm đau
Phù: Đôi khi dữ dội nhất là khi can thiệp kéo dài và chấn
thương mô
nhiều. Thường nhiều nhất
vào ngày thứ hai và ba sau phẫu thuật và giảm
khi chườm lạnh và nóng
sau can thiệp
Vết bầm tím: do chảy
máu dưới mô, thường gặp ở những bệnh nhân có
cấu trúc mạch máu kém bền
vững, bệnh nhân có vùng da bị đổi màu từ
đậm sang nhật dần và
thường biến mất sau 10 ngày.
ThS. Bs. Thái Huy Thành & Bs NT. Nguyễn Thu Ngân